Khối ngành kinh tế từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều sinh viên với cơ hội việc làm và con đường thăng tiến rộng mở. Những năm gần đây, ngày càng nhiều bạn trẻ có nhu cầu tìm hiểu về chương trình đào tạo của khối ngành kinh tế tại các trường trong và ngoài nước. Hiểu được điều này, trong khuôn khổ bài viết này, SAF sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về nhóm ngành Quản lý Kinh tế (Économie – Gestion)

Tổng quan ngành Quản lý Kinh tế (Économie-Gestion)

Chương trình đào tạo cử nhân kinh tế và quản lý là chương trình mở, dành cho tất cả những người đã sở hữu bằng tú tài (bằng tốt nghiệp cấp 3). Đây là khóa học được nhà nước công nhận, được chứng nhận bởi RNCP. Sau khi hoàn thành chương trình học với 180 tín chỉ ECTS, sinh viên sẽ được cấp bằng Cử nhân ngành Quản lý Kinh tế trình độ 3+

Chương trình đào tạo ngành Quản lý Kinh tế là một chương trình giảng dạy đặt nặng về lý thuyết với mục tiêu hướng sinh viên tới những chương trình học chuyên sâu hơn trong tương lai như Thạc sĩ Kinh tế và Quản lý và Tiến sĩ Kinh tế và Quản lý.

Ngành Quản lý Kinh tế

Được đào tạo về kinh tế vi mô và vĩ mô, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ nắm chắc trong tay khả năng phân tích, thống kê, xử lý số liệu cũng như các kỹ năng quản lý các công việc hành chính. Từ đó, đưa sinh viên tiến xa hơn trong môi trường doanh nghiệp chuyên nghiệp với những chức vụ cấp cao như giám đốc điều hành, tích hợp trên nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hay hành chính công.

Nội dung đào tạo ngành Quản lý Kinh tế tại Pháp

Dưới đây là một vài môn học nền tảng được đào tạo ở đa phần các chương trình đào tạo của ngành Quản lý Kinh tế tại Pháp:

  • Kinh tế vĩ mô
  • Phân tích kinh tế vi mô
  • Toán học
  • Số liệu thống kê
  • Quản lý tổ chức
  • Các nguyên tắc cơ bản của máy tính
  • Kế toán tổng hợp
  • Lịch sử các sự kiện kinh tế
  • Giới thiệu luật kinh tế
  • Quản lý dự án
  • Quản trị nhân sự
  • Tiếng Anh

Chương trình học có thể thay đổi theo chuyên ngành mà sinh viên đã chọn. Việc lựa chọn chuyên ngành học thường diễn ra vào năm thứ ba trong chương trình học.

Chương trình đào tạo ngành Quản lý Kinh tế

Kinh tế Quản lý là một ngành đào tạo vô cùng rộng lớn. Vậy nên, sinh viên sẽ được tự do lựa chọn cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân. Sau đây, SAF sẽ liệt kê giúp bạn đọc một vài lựa chọn nổi bật trong danh sách 163 chương trình đào tạo ngành Quản lý Kinh tế.

Học viên có thể tự do lựa chọn theo học bất kỳ trường đào tạo nào (đại học tổng hợp, trường thương mại, viện đại học công nghệ IUT, viện quản lý doanh nghiệp IAE) tại Pháp trong khối ngành này, tùy thuộc vào điều kiện tài chính, khả năng của bản thân. Nhìn chung, các trường Đại học Tổng hợp thường là điểm đến yêu thích của đa phần sinh viên với mức học phí phù hợp cũng như chương trình đào tạo đạt chuẩn chất lượng cao.

Đại học Paris Panthéon-Sorbonne - nhóm ngành Quản lý Kinh tế tại Pháp
Đại học Paris Panthéon-Sorbonne

IAE (Viện quản trị doanh nghiệp)

Các IAE (Viện quản trị doanh nghiệp) là các trường Quản lý công lập thuộc các trường Đại học tổng hợp tại Pháp. Có tất cả 35 IAE ở Pháp. Chương trình học tổ chức theo hệ LMD (Cử nhân-Thạc sĩ-Doctorat), gồm các chương trình Cử nhân thực hành, Cử nhân quản trị, Thạc sĩ chuyên ngành và nghiên cứu và cả MBA (Master of Business Administration). Các chương trình đều được giảng dạy bằng tiếng Pháp và tiếng Anh.

Trường Thương Mại

Có hơn 220 trường Thương mại và quản lý ở Pháp. Phần lớn các trường này là các trường tư thục, đa số các trường cấp bằng riêng và không phải bằng cấp quốc gia. Chỉ có khoảng 40 trường được Nhà nước công nhận và được uỷ quyền cấp bằng Thạc sĩ (trình độ tốt THPT +5 năm) ; Các trường này thuộc Conférence des Grandes Écoles (Hội nghị các trường Grande Ecole): chứng nhận này đảm bảo công nhận một số chương trình đào tạo cũng như chất lượng của văn bằng được cấp.

Trường Đại học Tổng hợp

Các trường Đại học tổng hợp cũng có chương trình đào tạo ngành quản lý, ở trình độ Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ, chủ yếu là đào tạo ở khoa Luật, kinh tế và quản trị (Droit, économie et gestion)

Các trường này giảng dạy ngành kinh tế (économie), kinh tế-quản lý (économie-gestion) và quản lý kinh tế và xã hội (administration économique et sociale AES). Chương trình Thạc sĩ sau Cử nhân sẽ đi sâu vào chuyên ngành : ngân hàng, marketing, quản trị nhân lực, …

BTS/DUT

Bằng kỹ thuật viên cao cấp BTS

BTS (Bằng kỹ thuật viên cao cấp) là văn bằng được cấp sau khi hoàn thành 2 năm học trong một trường THPT hay một trung tâm đào tạo nghề. Có khoảng 10 loại bằng BTS trong lĩnh vực thương mại và quản lý : ngân hàng, thương mại, truyền thông, giao thông vận tải, v.v… 

Bằng BTS đào tạo sinh viên ra làm việc ngay sau khi nhận bằng (các công việc trong lĩnh vực thương mại, trợ lý marketing, trợ lý quản trị nhân sự…) hoặc tiếp tục theo học chương trình Cử nhân hay dự tuyển vào các trường Thương mại. Đây là văn bằng nhà nước thuộc hệ thống châu Âu LMD, được cấp khi hoàn thành đủ 120 ECTS.

> Đăng ký dự tuyển vào chương trình học BTS qua Parcoursup

Bằng Cử nhân Công nghệ (DUT)

BUT (Bằng Cử nhân công nghệ) là văn bằng được cấp sau 3 năm học bởi các trường IUT (Viện Đại học công nghệ), trực thuộc các trường Đại học tổng hợp. Các bằng BUT trong lĩnh vực quản lý, quản trị và thương mại đào tạo sinh viên ra làm việc ngay sau khi học (các công việc trong lĩnh vực thương mại, trợ lý marketing, trợ lý quản trị nhân sự…) hoặc tiếp tục theo học chương trình Cử nhân thực hành hay dự tuyển vào các trường Thương mại.

Chương trình đào tạo này thuộc hệ thống châu Âu LMD, được cấp bằng khi hoàn thành đủ 180 ECTS. Khóa đào tạo này có thể được bắt đầu bằng Năm Dự bị tại Pháp (DUPFST) với việc học chuyên sâu tiếng Pháp và các môn chuyên ngành. Khóa học này chuẩn bị cho bạn gia nhập vào IUT ở năm học sau đó. 

Học lớp dự bị Kinh tế và Thương mại

Lớp dự bị CPGE (Lớp dự bị vào Grande École)  là chương trình học sau hệ THPT, giúp sinh viên ôn tập cho các kì thi đầu vào của các trường Thương mại và quản lý và các trường ENS (trường Đại học Sư phạm). Có 3 lựa chọn : khoa học, kinh tế và công nghệ.

Lớp dự bị đa phần sẽ không cấp bằng mà sẽ tích lũy tín chỉ châu Âu và cho phép sinh viên dự tuyển vào Đại học tổng hợp năm 3. Thuộc hệ thống LMD, các lớp dự bị tích lũy ECTS (tối đa 120 trong 2 năm) để sinh viên có thể nhận các chứng chỉ tương đương trong trường hợp chuyển ngành học.

> Tìm hiểu thêm về chương trình học dự bị tiếng tại Pháp

Một số trường tiêu biểu đào tạo ngành Quản lý Kinh tế

HEC Paris

École d’Économie de Paris

ESSEC Business School – Campus de Cergy-Pontoise

Université Paris Panthéon-Sorbonne

Université Paris Dauphine

Université Aix-Marseille

Toulouse School of Management (Institut d’administrations des entreprises de Toulouse)

Université de Perpignan

4. Điều kiện ứng tuyển ngành Quản lý Kinh tế

Chương trình Cử nhân/BTS/BUT

  • Bằng tốt nghiệp THPT với học lực loại Khá trở lên (Điểm tổng kết từ 7.0)
  • Giấy báo nhập học hoặc Bằng tốt nghiệp của một trường Đại học trong nước (ưu tiên nhóm ngành Quản lý Kinh tế)
  • Chứng nhận năng lực ngoại ngữ:
    • Đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Pháp: trình độ B2 (Delf B2) trở lên (hoặc TCF từ 400 điểm)
    • Đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: Ielts từ 6.0 trở lên (hoặc TOEIC từ 750 điểm) 

Các chương trình giảng dạy ở Pháp bằng tiếng anh đã không còn chọn chứng chỉ tiếng Pháp như một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, sinh viên vẫn nên theo học một vài khóa tiếng Pháp giao tiếp cơ bản trước khi đi du học để không gặp khó khăn trong thời gian sinh sống và làm việc tại đây. Học ngôn ngữ bản địa cũng là một cách hay để bạn có thể dễ dàng làm quen và hòa nhập với một nền văn hóa mới.

> Tham khảo về các khóa học tiếng Pháp cơ bản tại Allez-y

Chương trình Thạc sĩ

  • Bằng tốt nghiệp Đại học với học lực loại Trung bình khá trở lên
  • Chứng nhận năng lực ngoại ngữ:
    • Đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Pháp: trình độ B2 (Delf B2) trở lên (hoặc TCF từ 400 điểm)
    • Đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: Ielts từ 6.5 trở lên
  • Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm làm việc cũng như định hướng công việc rõ ràng trong tương lai

5. Cơ hội việc làm sau khi học ngành Quản lý Kinh tế

Trong suốt khóa học của mình, sinh viên đã có thể bắt đầu thực tập tại công ty trong vài tuần. Cũng có thể lấy bằng cử nhân kinh tế và quản lý trên cơ sở vừa học vừa làm, bằng cách ký hợp đồng học việc hoặc hợp đồng chuyên nghiệp hóa với tổ chức chủ quản.

Cơ hội việc làm sau khi học ngành Quản lý Kinh tế

Sau khi tốt nghiệp nhóm ngành Quản lý Kinh tế, sinh viên gần như sẽ không phải quá lo lắng về vấn đề việc làm. Ngành Quản lý Kinh tế là một lĩnh vực vô cùng rất lớn với vô vàn lựa chọn nghề nghiệp cho người mới ra trường, chẳng hạn như:

Trợ lý kế toán

Trợ lý tài chính

Trợ lý quản lý SME

Quản lý hành chính và tài chính

Tham tán thương mại

Cố vấn Kinh tế Gia đình

Kế toán

Thư ký điều hành

Hãy chọn một công việc phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân nhé!

Trên đây là tất cả thông tin về nhóm ngành Quản lý Kinh tế ở Pháp mà SAF muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Mong rằng bài viết này đã phần nào cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết khi tìm hiểu về nhóm ngành Quản lý Kinh tế ở Pháp.