Trong những năm gần đây, tiến độ tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động thương mại trong nước, ngoại thương trên toàn cầu. Đây là nền móng cho sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp Logistics – lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam. SAF sẽ giúp các bạn tìm hiểu cụ thể về du học ngành Logistics tại Pháp nhé!
Tổng quan về ngành Logistics
Trước khi đến với những chương trình đào tạo ngành Logistics tại pháp, hãy cùng SAF tìm hiểu thế nào là Logistics. Trong quá khứ, Logistics thường được ngầm hiểu như “hậu cần”, tuy nhiên việc hiểu lầm này đã làm giảm tầm quan trọng của ngành Logistics. Từ khoá “vận tải” có thể tạm sử dụng khi đề cập đến Logistics nhưng vẫn chưa bao hàm hết ý nghĩa của lĩnh vực này.
Trên thực tế, Logistics là quản lý việc vận chuyển và lưu trữ các sản phẩm hàng hóa (phương tiện cần thiết để vận chuyển, nhà cung cấp, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu,…) bằng cách tối ưu hoá lưu thông của chúng để giảm thiểu chi phí và thời hạn vận chuyển. Nói một cách đơn giản hơn, Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất.
Logistics và chuỗi cung ứng (Supply chain) là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu ngành học này. Logistics chỉ tập trung và nhấn mạnh vào vận chuyển hàng hóa, ngược lại chuỗi cung ứng là một quá trình dài với tầm ảnh hưởng dài hạn và bao gồm tất cả các hoạt động của Logistics và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của các đối tác, khách hàng… Vì vậy Logistics là một bộ phận cấu thành nên chuỗi cung ứng,
Nói đến ngành Logistics không thể không kể đến các ông lớn đứng đầu lĩnh vực này trên thế giới. FedEx là một trong những công ty tại Mỹ nổi tiếng trong ngành, vận hành một loạt các giải pháp như dịch vụ giao hàng nhanh (Express), khai thác mặt đất (Ground), vận tải hàng hóa, Logistics và Văn phòng. Ngoài ra, USP cũng là một trong những tổ chức chuyển phát bưu kiện hàng đầu thế giới. Thế nhưng, thống trị thế giới Logistics là Tập đoàn Deutsche Post DHL – công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới và có tổng doanh thu là 68,6 tỷ USD.
Tại Việt Nam, Công ty vận tải Vietnam Post (tên gọi khác: Bưu Điện Việt Nam) hay Công ty vận tải và Logistics – Viettel Post là những cái tên tầm cỡ với danh tiếng và uy tín nhất định trong ngành.
Nội dung đào tạo ngành Logistics tại Pháp
Ngành Logistics tại Pháp đào tạo sinh viên chủ yếu các kiến thức chuyên môn về quản lý kho hàng và trao đổi hàng hóa trong quốc gia và quốc tế. Lĩnh vực Logistics có mặt tại nhiều hình thức trường ở Pháp: trường đại học công lập hoặc tư nhân, Viện Đại học Công nghệ (IUT), các khối trường kỹ sư, khối trường thương mại, trường lớn.
Đa phần các trường đào tạo ngành Logistics tại Pháp đều chào đón các sinh viên vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa học vừa làm hoặc tiếp tục học sau một khoảng thời gian nghỉ kéo dài. Bên cạnh đó, sinh viên theo học được toàn quyền lựa chọn hình thức học trực tuyến hoặc trực tiếp.
Các môn học đào tạo Logistics tại Pháp mang tính đa dạng đặc thù và được thay đổi tuỳ theo mô hình trường học, trình độ theo học. Nhưng nhìn chung, các chương trình đào tạo Logistics tại Pháp thường bao gồm: quản trị sản xuất và kho hàng, hậu cần, sản xuất công nghiệp, kinh tế,…
Chương trình đào tạo du học ngành Logistics tại Pháp
Bạn có cơ hội đi du học ngành Logistics tại Pháp với các trình độ đầu vào khác nhau, trải dài từ trình độ cử nhân (Bac+3) đến thạc sĩ (Bac+6). Ngay từ khi học trung học, nếu đã có định hướng rõ ràng, du học sinh có thể theo học ngành Logistics với chứng chỉ năng khiếu chuyên môn ngành Logistics (CAP Logistique) và chương trình tú tài (Bac pro Logistique).
Với trình độ Bac+2, bạn có thể du học ngành Logistics tại Pháp với các chương trình:
- Bằng Kỹ thuật viên cao cấp ngành Logistics (BTS Logistique) (đào tạo sau bậc tú tài)
- Bằng Đại học công nghệ về quản lý chuỗi cung cấp (DUT Gestion Logistique) (đào tạo sau bậc tú tài)
Với trình độ Bac+3, bạn có thể du học ngành Logistics tại Pháp với các chương trình:
- Cử nhân thực hành chuyên ngành Logistics (thời gian học tập: 1 năm nếu bạn đã có BTS hoặc DUT)
- Cử nhân Đại học công nghệ (thời gian học tập: 3 năm)
- DEES Logistics (thời gian học tập: 1 năm nếu bạn đã có BTS hoặc DUT)
- Cử nhân chuyên ngành Logistics (đào tạo sau bậc tú tài)
Với trình độ Bac+5, Bac+6, bạn có thể du học ngành Logistics tại Pháp với các chương trình:
- Thạc sĩ chuyên ngành Logistics (thời gian học tập: 2 năm và yêu cầu bằng cử nhân)
- Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Logistics – MSc Logistique (thời gian học tập: 1 năm sau bậc Thạc sĩ)
- Thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật Logistics – Mastère spécialisé en Logistique (thời gian học tập: 1 năm sau bậc Thạc sĩ)
Một số trường tiêu biểu đào tạo ngành Logistics:
- IUT Clermont Auvergne – Université Clermont Auvergne
Điều kiện du học ngành Logistics tại Pháp
Điều kiện ứng tuyển cho du học sinh ngành Logistics tại Pháp sẽ tùy thuộc vào mô hình, chương trình giảng dạy các trường học. Tuy nhiên, đa phần các trường đều có những điểm chung nhất định trong quy trình tuyển chọn sinh viên.
Thông thường, các bạn sinh viên trước hết cần chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ đăng ký trên Parcoursup. Đây là hệ thống quốc gia tuyển sinh vào các chương trình đào tạo năm nhất đại học. Hồ sơ ứng tuyển bao gồm bảng điểm, CV, thư động lực, thư giới thiệu của giáo viên hoặc quản lý trực tiếp trong các kỳ thực tập.
Bên canh đó, có một số trường có quy trình ứng tuyển gắt gao với nhiều yêu cầu hơn. Ví dụ như muốn theo học chương trình cử nhân thực hành hoặc bằng BTS, du học sinh phải vượt qua các bài kiểm tra kỹ năng viết hoặc nói, cụ thể thông qua cuộc phỏng vấn cá nhân với các nhà quản lý đào tạo.
Để có thể du học ngành Logistics tại Pháp, bạn cần:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông
- Trình độ Delf / Dalf B2-C1, TCF B2- C1 đối với chương trình học bằng tiếng Pháp
- Trình độ IELTS 6.0 đến 6.5 đối với chương trình học bằng tiếng Anh
Cơ hội việc làm khi du học ngành Logistics
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Logistics tại Pháp với tư cách du học sinh, bạn hoàn toàn có thể dấn thân vào các doanh nghiệp tiềm năng với đa dạng các vị trí như:
- Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng
- Quản trị nguyên vật liệu
- Quản trị tồn kho
- Nhân viên hoạch định sản xuất
- Nhân viên thu mua
Đối với những vị trí dành cho sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương trong ngành Logistics dao động từ 5 – 9 triệu/ tháng.
Sau đó, với các kỹ năng tích luỹ được, bạn có cơ hội thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, …. Vị trí quan trọng và đòi hỏi năng lực cao sẽ cho bạn mức lương tương xứng. 9 – 13 triệu/ tháng là thù lao dành cho các trưởng nhóm, chuyên viên.