Việc xác định cấu trúc đề thi TCF trước khi bước vào kì thi là một điều cần thiết. Việc này giúp cho thí sinh có sự chuẩn bị đúng trọng tâm hơn và không bị bỡ ngỡ trong phòng thi. Cấu trúc đề thi TCF gồm 2 phần chính, với nội dung và thời gian quy định cụ thể.

Cấu Trúc Đề Thi TCF 2022

TCF là gì?

TCF là một chứng chỉ đánh giá kỹ năng tiếng Pháp dành cho người nước ngoài từ 16 trở lên, có dự định du học, định cư tại Pháp và một số vùng Pháp ngữ.

TCF có nhiều loại, tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn nên lựa chọn thi chứng chỉ TCF phù hợp với mình.

Cấu trúc đề thi TCF

Cập nhật chuẩn cấu trúc đề thi TCF 2022. Cấu trúc đề thi TCF gồm hai phần chính:

Cấu trúc đề thi TCF – Phần 1

Phần 1 bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, đánh giá kỹ năng nghe-hiểu, đọc-hiểu và khả năng về từ vựng, ngữ pháp.

Cụ thể về số lượng câu, thời gian và nội dung như sau:

  • Nghe hiểu: 29 câu – 25 phút.

Trong cấu trúc đề thi TCF, nội dung phần nghe hiểu thường là các cuộc hội thoại trong cuộc sống hằng ngày, các thông báo, thông tin về một người hoặc sự kiện nào đó,…

  • Ngữ pháp: 18 câu – 15 phút.

Nội dung phần ngữ pháp sẽ bao trùm từ trình độ sơ cấp tới cao cấp, từ vựng và những câu nói mang tính đời thường.

  • Đọc hiểu: 29 câu – 45 phút.

Bao gồm các đoạn văn ngắn nói về vấn đề xã hội, đi kèm mỗi đoạn hội thoại là 2-4 câu hỏi.

Cấu trúc đề thi TCF – Phần 2

Phần 2 trong cấu trúc đề thi TCF là bài thi viết, thời gian là 1 tiếng.

Có 3 bài viết cần thực hiện với yêu cầu về số lượng từ trong giới hạn quy định. Trong đó, nội dung 3 bài viết trong cấu trúc đề thi TCF thường là:

  1. Viết tin nhắn/viết blog để mô tả, kể lại một sự kiện bạn từng tham gia cho một người bạn hoặc nhiều người.
  2. Viết một bài báo, một lá thư,một lưu ý… cho nhiều người để kể lại các câu chuyện, hoặc kinh nghiệm bản thân, đồng thời nêu lên các ý kiến, tranh luận.
  3. Thông thường sẽ có 2 đoạn văn ngắn.

SAF tổng hợp một số đề bài vết TCF qua các năm để bạn nắm rõ hơn về chủ đề các bài viết nhé!

Đề mã 1

Bài 1: Kể cho bạn của bạn về buổi hội thảo âm nhạc mà bạn đã tham gia,ấn tượng của bạn về buổi trình diễn đó( đêm trình diễn đó quy tụ nhiều ngôi sao quốc tế,nhạc rock,pop…)
Bài 2: Viết trên blog cá nhân của mình kể cho những người bạn Pháp về 1 tuần đi nghỉ của mình, những điểm mình đã đến và giải thích tại sao bạn chọn đi những địa điểm đó.

Đề mã 2

Bài 1: Viết thư nhờ bạn Pháp tìm nhà (60-120 từ).
Bài 2: Bạn là người tổ chức cho ngày chào đón sinh viên mới. Hãy viết email cho những sinh viên đó để nói những thông tin cho họ, cần thiết chuẩn bị cho ngày chào đón (120-150 từ).

Đề mã 3

Bài 1 : Viết email cho 1 người bạn kể về buổi phỏng vấn xin việc của mình.
Bài 2 : Viết blog miêu tả một lần đi chơi tham quan 1 địa điểm nào đó.
Bài 3 : Cho 2 đoạn: 1 pour, 1 contre về giáo dục trẻ tại nhà
Yêu cầu: 1/ tóm tắt ý chính 2 đoạn, 2/ từ đó, nêu ra quan điểm cá nhân về việc này.

Đề mã 4

Bài 1. Viết một đoạn tin nhắn trên một Forum để kể về một “Concert à financier la recherche médicale” (60-120 từ).

Bài 2: Bạn đã tìm giành được một tuần đi du lịch, địa điểm là do bạn chọn. Bạn hãy viết một lá thư cho những người bạn francophone của mình để nói cho họ biết tin tốt này, điểm đến mà bạn sẽ đi du lịch và giải thích tại sao bạn lại chọn nơi đó (120-150 từ).

Bài 3: Hãy viết một bài trên Forum internet về vấn đề “Sự quan tâm của công chúng đến cuộc sống của người nổi tiếng”. Nêu quan điểm cá nhân cả bản thân về vấn đề đó.

Đề mã 5

Bài 1: Bạn xem một chương trình trên TV, viết một message đến một người bạn của bạn để nói về chương trình đó. Giải thích tại sao bạn lại gửi tin nhắn này đến người bạn đó.

Bài 2: Bạn tham gia 1 cuộc thi, giải thưởng là 1 chuyến đi đến 1 thành phố lớn trên thế giới. Thành phố nào bạn thích (để đi đến nếu chiến thắng)? Giải thích tại sao bạn lại yêu thành phố đó?

Cấu trúc đề thi TCF phần 3

Ngoài 2 phần thi bắt buộc trong cấu trúc đề thi TCF chung, các bài thi TCF còn có thể đánh giá kỹ năng khác như nói. Ở phần thi nói của TCF, bạn sẽ phải làm nhiều bài liên tiếp, mỗi bài ứng với lần lượt các trình độ A1/ A2 – B1/ B2 và bài cuối cùng sẽ ứng với trình độ C1/ C2. Ngoài bài số 2 được chuẩn bị trong vòng 2 phút, thì 2 bài còn lại các bạn phải trả lời ngay sau khi Giám khảo đặt câu hỏi.

Bài số 1 : Giới thiệu bản thân.

Giám khảo sẽ hỏi bạn có thể giới thiệu về bản thân không và bạn sẽ tự trình bày những thông tin cơ bản, gia đình, sở thích, học tập, công việc, ước mơ, dự định. Với những thông tin đưa ra, giám khảo có thể hỏi bạn thêm những câu đơn giản khác để bổ sung đầy đủ thông tin như là sống ở Việt Nam thì bạn sống ở thành phố nào? Bạn có thể nói thêm một chút về thành phố đó hay không? Hoặc như: Bạn thích thể thao thì bạn giỏi nhất môn gì? Mỗi tuần bạn chơi thể thao bao nhiêu giờ, ở đâu?

Bài này không quá lâu, các bạn có thể ứng dụng theo những mẫu bài đọc hoặc bài hội thoại được nghe ở trình độ A2 để trả lời.

Bài số 2 : Tình huống và phải đặt câu hỏi.

Giám khảo sẽ cho bạn một tình huống, bạn có 2 phút để chuẩn bị trong nháp. Sau đó sẽ bắt đầu hội thoại với giám khảo trong vòng 4 phút 30 giây.

Chú ý : Bạn sẽ là người đặt câu hỏi cho Giám khảo để lấy được nhiều thông tin nhất và phải bảo đảm cuộc hội thoại diễn ra tự nhiên. Có thể tuỳ tình hình theo cách trả lời của Giám khảo mà có phản xạ. Không phải chỉ đọc hết 10 – 15 câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị trên nháp là xong. Đây sẽ là các tình huống đóng vai và bạn phải nhớ để ý xem mình là ai.

Ví dụ :

– bạn là chủ nhà hàng và phỏng vấn ứng viên xin việc tạp vụ/ chạy bàn.

– bạn là sinh viên và muốn tìm hiểu một chương trình tình nguyện ở nước ngoài

– bạn là trưởng đại diện của một tổ chức tình nguyện và trả lời phỏng vấn

– bạn là lễ tân ở một khách sạn và hỏi thông tin của khách liên lạc đặt phòng.

Lưu ý : Bạn được quyền ghi chú vào giấy các thông tin trả lời của giám khảo hoặc hỏi lại những chỗ chưa hiểu, nghe không rõ, tức là sẽ hỏi theo cách mà cuộc hội thoại thông thường vẫn có thể xảy ra.

Bài số 3 : Dành cho trình độ tiếng Pháp độc lập C1 – C2.

Đối với trình độ C1 và C2 sẽ có phân biệt cụ thể.

Nếu như bài 1 và bài 2, tuỳ theo mức độ trôi chảy và tổ chức cuộc hội thoại của bạn tốt hay không tốt, hoặc là về vấn đề kiểm soát thời gian, cách đặt câu hỏi, phát âm để chấm điểm thì với bài nói số 3, các bạn sẽ được kiểm tra khả năng phát triển vấn đề, logic và hùng biện.

Đối với bài C1 – C2 này sẽ là các câu hỏi mở, thường các bạn phải phát triển được 3-5 ý trong phần trình bày.

SAF hi vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn. Tại SAF cũng liên tục khai giảng các khóa học tiếng Pháp để đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tiếng Pháp nhé.

SAF – Tư vấn và Định hướng Du học Pháp.

Địa chỉ: B8 Ngõ 1H Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 098 526 4108

Email: [email protected] 

Website: https://saf.edu.vn

Facebook Fanpage:https://www.facebook.com/saf.edu.vn