Ngoài chương trình đào tạo các bác sĩ thì chương trình đào tạo y tá – điều dưỡng cũng luôn nhận được nhiều quan tâm của các bạn học viên tại SAF do nhu cầu về nhân lực của ngành này rất lớn cùng cơ hội việc làm hấp dẫn sau tốt nghiệp. Bài viết này SAF tổng hợp các thông tin về hai chương trình đào tạo ngành Y tá và Hộ lý để giúp bạn hiểu rõ hơn về hai ngành đào tạo này nhé.

Ngành Y tá – Điều dưỡng (Infirmier/ Infirmière)

Giới thiệu chương trình đào tạo Y tá

Chuyên trình đào tạo Y tá (hay còn gọi là Điều dưỡng) tại Pháp được giảng dạy riêng biệt tại các Viện đào tạo Chăm sóc điều dưỡng, viết tắt IFSI – Instituts de Formation en Soins Infirmiers, chứ không phải tại các trường đại học tổng hợp (Université). Trước đây, để được vào học tại các IFSI thì sinh viên phải tham gia và vượt qua cuộc thi tuyển đầu vào. Tuy nhiên, theo chính sách đổi mới, từ năm học 2019, sinh viên sẽ không còn phải thi tuyển, mà chỉ cần nộp hồ sơ ứng tuyển thông qua nền tảng Parcoursup. Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ nhận được bằng Y tá/ Điều dưỡng viên quốc gia (Diplôme d’État Infirmier/ Infirmière).

Số lượng IFSI tại Pháp: 330.

Thời gian chương trình đào tạo: 3 năm, chia thành 6 học kì, mỗi học kì 20 tuần.

Yêu cầu xét tuyển chương trình đào tạo Y tá

Bạn đang là sinh viên lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT, hồ sơ cần có bảng điểm học bạ, thư động lực và kinh nghiệm thực tập hoặc chương trình dự bị đã thực hiện.

chương trình đào tạo y tá tại Pháp

Tổng quát chương trình học

Chương trình học Y tá

Chương trình học bao gồm 2100 giờ lý thuyết tại Viện và 2100 giờ đào tạo lâm sàng thông qua các kỳ thực tập trong các môi trường chuyên nghiệp về chăm sóc sức khỏe.

Kiến thức lý thuyết được chia thành các đơn vị giảng dạy, gọi là UE ( Unités d’enseignement), bao gồm các kiến thức về các chuyên ngành y khác nhau như: tim mạch, bệnh truyền nhiềm…và các kiến thức cụ thể liên quan đến kỹ thuật và phương pháp chăm sóc điều dưỡng cũng như các môn học về khoa học xã hội, nhân văn và luật. Trong suốt chương trình học, sinh viên sẽ được đánh giá thông qua các bài kiểm tra định kỳ (contrôle continu) và/ hoặc bài kiếm tra cuối kỳ (examen terminal).

Để tốt nghiệp, sinh viên phải trình bày và bảo vệ đề tài nghiên cứu cuối khóa (Travail de fin d’ étude – TFE). Trong các kỳ thực tập, sinh viên sẽ được nhận trợ cấp thực tập hàng tháng tăng dần qua các năm: 92 euros vào năm 1 và 160 trong năm thứ ba. 

Chương trình học chuyên ngành sau khi tốt nghiệp Y tá

Sau khi tốt nghiệp và có bằng Y tá (tương đương Bac+3), sinh viên có thể tiếp tục đăng ký theo học để lấy bằng chuyên ngành như:

– Chăm sóc trẻ em (puériculture) (1 năm đào tạo)

– Phòng mổ (IBODE) (18 tháng đào tạo)

– Gây mê hồi sức (IADE) (2 năm đào tạo) hay sức khỏe nghề nghiệp

Trong đó, chuyên ngành IADEA và IBODE yêu cầu người ứng tuyển phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc trước đó. Hoàn thành chương trình học chuyên môn, sinh viên cũng sẽ được cấp bằng Quốc gia. Thời gian đào tạo mỗi chuyên ngành là khác nhau và để được vào học chuyên ngành thì sinh viên phải vượt qua kỳ thi tuyển. 

Cơ hội việc làm

Bằng Y tá quốc gia được xem tương đương với bằng Cử nhân theo hệ thống đào tạo LMD của Châu Âu. Khoảng 85% sinh viên tốt nghiệp làm việc tại các bệnh viện, số còn lại sẽ làm việc tại phòng Y tế của các cơ sở giáo dục hoặc tại các công ty, nhà máy hay các phòng khám tư nhân. Ngoài ra, để được cấp phép hành nghề tại nhà thì cần phải có 2 năm thực hành tại các cơ sở y tế. 

Có thể bạn quan tâm: Hệ thống đào tạo chung châu Âu

Ngành Hộ lý

Giới thiệu chương trình đào tạo Hộ lý

Hộ lý cũng là một chuyên gia về chăm sóc sức khỏe, làm việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, nhưng thường là dưới sự phụ trách của Y tá. Nói chung, hộ lý phụ trách việc chăm sóc và vệ sinh của bệnh nhân (như bữa ăn, vệ sinh cá nhân, di chuyển..). Còn y tá đòi hỏi phải có chuyên môn cao hơn về y tế vì họ có trách nhiệm hỗ trợ bác sỹ trong quá trình chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân, như : thực hiện xét nghiệm máu, truyền dịch, đo huyết áp, phân phát và theo dõi thuốc uống… 

chương trình đào tạo y tá hộ lý tại Pháp

Yêu cầu xét tuyển chương trình đào tạo Hộ lý

Để được nhận vào học chương trình đào tạo Hộ lý, ứng viên phải vượt qua kỳ thi tuyển đầu vào hàng năm. Kỳ thi bao gồm :

+ Bài thi viết : 2 tiếng, tóm tắt văn bản, toán học, sinh học

+ Bài thi nói : động lực và trả lời câu hỏi về lĩnh vực y tế – xã hội

Tổng quát chương trình học

Chương trình đào tạo Hộ lý thường chỉ kéo dài từ 10 đến 18 tháng với vài tuần thực tập bắt buộc tại các cơ sở y tế sức khỏe như : khoa phẫu thuật, viện dưỡng lão… Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ nhận được bằng quốc gia về Hộ lý, gọi là DEAS (Diplôme d’État d’Aide – Soignant). 

Nội dung chương trình đào tạo : tập trung vào việc hỗ trợ hàng ngày cho bệnh nhân, giao tiếp, các quy tắc về vệ sinh, chăm sóc vệ sinh cá nhân, truyền tải thông tin …

Cơ hội việc làm

Tương tự như Y tá, sau khi có bằng Hộ lý, sinh viên có thể làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế, các phòng khám.

SAF luôn hỗ trợ tư vấn và định hướng du học Pháp theo nhu cầu và nguyện vọng của các bạn mong muốn được trải nghiệm du học Pháp.

SAF – Tư vấn và Định hướng Du học Pháp.

Địa chỉ: B8 Ngõ 1H Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 098 526 4108

Email: [email protected] 

Website: https://saf.edu.vn

Facebook Fanpage:https://www.facebook.com/saf.edu.vn